Thị trường khu Nam trong nhiều năm qua vẫn vướng điểm yếu duy nhất là hạ tầng, kết nối rất hạn chế về trung tâm. Mặc dù đã có nhiều đề án công bố để tháo gỡ vướng mắc, nhưng số lượng dự án triển khai không nhiều.
Nhất là thị trường Nhà Bè, dù tiềm năng được đánh giá không hề thua kém so với các thị trường vùng ven khác, nhưng lại khá im ắng trong nhiều năm qua.
Vậy hạ tầng đóng vai trò gì trong tiềm năng của Nhà Bè? Có nhiêu nhiêu đề án hạ tầng sẽ triển khai để giúp thị trường Nhà Bè bức phá trong các năm tới.
Nếu quý khách đang quan tâm hạ tầng Nhà Bè cùng thị trường khu vực, có thể tham khảo qua bài viết của SUNLANDSG ngay sau đây.
Khu Nam và khu Đông là hai thị trường dẫn đầu Thành Phố trong nhiều năm nay. Với 2 điểm khác biệt rõ rệt:
Đó là điều dễ thấy nhất, và hầu hết ai cũng đồng ý: "khu Đông đang phát triển rất nhanh".
Nhưng từ 2017, khu Nam bắt đầu xuất hiện nhiều tín hiệu hơn về hạ tầng, quy hoạch. Mặc dù không nhanh chóng vượt bậc, nhưng sự tăng trưởng ổn định đang dần lộ rõ ở thị trường này. Đặc biệt là thị trường đất nền Nhà Bè, một thị trường khá im ắng trong nhiều năm rồi.
Cùng điểm qua 1 vài tín hiệu hạ tầng quan trọng của khu vực, có ảnh hưởng đến tiềm năng của thị trường Nhà Bè như sau:
Trong lộ trình từ 2016 - 2017 đến nay, thị trường Nhà Bè đã bắt đầu đón nhận nhiều tín hiệu hạ tầng quy mô, quan trọng. Và điểu đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường Nhà Bè, với nhiều khu vực biên độ giá trước đây chỉ biến động trung bình 10%. Thì thời gian này đã tăng nhanh hơn từ 20 - 30%, có dự án tốt còn tăng 35%.
Về điều này, khách hàng có thể tìm hiểu giá bán dự án đất nền Nhà Bè của SUNLANDSG để hiểu thêm hơn.
Tuy thị trường đã bắt đầu khởi sắc, nhưng thị trường Nhà Bè vẫn được phần lớn khách hàng đánh giá vẫn còn tốt, do các nguyên nhân sau:
Và đi cùng với những cơ hội, thì vẫn cũng có những rủi ro không nhỏ khi đầu tư đất nền khu vực Nhà Bè. Và đội ngũ phân tích dự án của Sunland SG cũng hiểu rõ điều này, vì thế chúng tôi cũng có một bài viết dành riêng cho nhà đầu tư: Đầu tư đất nền Nhà Bè những lưu ý không nên bỏ qua.
Và tiềm năng về hạ tầng sẽ được đội ngũ SUNLANDSG nêu rõ hơn ngay ngay sau.
Cầu Long Kiểng được triển khai 08/2018, tới 2019 hiện tại đã triển khai hơn 30%. Dự án sẽ thay thế cầu sắt cũ, vốn đã có hơn 50 năm nay và hạn chế nhiều về mặt giao thông.
Cầu Long Kiểng mới được thiết kế bằng bê tông cốt thép vĩnh cữu, dài 318m, đường dẫn 2 đầu dài 661m, mặt cầu và mặt đường dẫn rộng 15m. Dự án có tổng mức đầu tư 557 tỷ, thi công trong 465 ngày.
Có thể tham khảo qua tiến độ cầu Long Kiểng qua bài viết của VNExpress: LINK.
Cầu Rạch Đĩa cũ cũng có trường hợp tương tự cầu Long Kiểng, khi hạn chế giao thông khi chịu tải trọng chỉ 5 tần, rộng 3m.
Xây dựng mới cầu Rạch Đĩa và nâng cấp Lê Văn Lương theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) rất có ý nghĩa với thị trường Nhà Bè.
Theo quy hoạch, cầu Rạch Đĩa có chiều dài 300m, rộng 40m và có tổng vốn đầu tư 700 tỷ.
Còn Lê Văn Lương sẽ được mở rộng lên 40m, sau khi hoàn thiện các công trình cầu nối trên trục đường. Trục Lê Văn Lương sẽ nối Quận 4, 7, Nhà Bè đến Cần Giuộc. Đoạn đi qua Nhà Bè sẽ có hai phân đoạn:
Cũng có tình trạng chung của khu vực, cầu Phú Xuân hiện tại đã quá tải, nhất là giờ cao điểm và trời mưa. Nên phương án cầu Phú Xuân 2B được xem là bài toán cấp bách hiện tại.
Cầu Phú Xuân 2B sẽ có đoạn nối từ 15B Nguyễn Lương Bằng (quận 7) sang các khu dân cư Hồng Lĩnh, Đức Khải bên hướng Nhà Bè. Còn 15B Nguyễn Lương Bằng nối dài sẽ có đoạn đầu ở ERA Town Đức Khải, dài 5.8km và điểm cuối là trục Nguyễn Bình.
Theo sở GTVT, thiết kế cơ sở công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng cầu Phú Xuân 2B và đường 15B đủ điều kiện để triển khai các bước tiếp theo. Hiện tại dự án đang được lên phương án và xem xét bồi thường - giải phóng mặt bằng.
Đường trục Bắc - Nam theo quy hoạch của Thành Phố dài 7.5km, rộng 29.5m và có 6 lane xe. Tổng vốn dự kiến hơn 8.500 tỷ đồng, gồm 2 đoạn:
Cả 2 đều được triển khai theo hình thức đối tác công tư PPP.
Dự án bao gồm cả xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ. Xây cầu Rạch Đĩa, cầu số 1, cầu Bản 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm.
Trong đó, đoạn từ Nguyễn Văn Linh - cầu Bà Chiêm nằm trong quy hoạch GTVT Thành Phố đến 2020 và tầm nhìn sau 2020, đã được chính phủ phê duyệt.
Liên doanh công ty được giao nghiên cứu lập đề xuất gồm có: Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), Công ty cổ phần phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và công ty cổ phần An Phú.
Đề án trị giá 870 tỷ đồng là điều mong mỏi của toàn khu vực, khi nơi này luôn là tâm điểm kẹt xe trong nhiều năm nay.
Theo thiết kế, sẽ xây đảo tròn trung tâm rộng 60m, 2 hầm chui cùng các nhánh trên trục Nguyễn Văn Linh. Hai hầm chui trục Nguyễn Văn Linh sẽ đi ngầm qua nút giao NVL -NHT dài 480m (bao gồm 2 đầu hầm và hầm kín). Trong đó:
Mặt cắt ngang hầm gồm 3 lane, tốc độ 60km/h, hầm rộng 13.75m. Dự kiến dự án sẽ khởi công cuối 2019 và hoàn thành quý 2/2022. Khi đi vào hoàn thành, công trình nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ sẽ tạo kết nối tốt hơn rất nhiều cho khu vực, nhờ đó mặt bằng giá đất nền Nhà Bè, căn hộ hay nhà phố sẽ có mức tăng đáng kể.
Mặc dầu hiện tại, tiến độ tuyến Metro số 1: Bến Thành - Suối Tiên vẫn khiến nhiều khách hàng hoài nghi. Nhưng thật sự, tiềm năng mang lại từ Metro là điều không thể bàn cãi.
Đối với thị trường Nhà Bè, tuyến Metro số 4 được đánh giá là một trong 3 trục giao thông quan trọng nhất của khu vực.
Tuyến Metro số 4 là tuyến có chiều dài dài nhất, 37.675 km ( 17.77 km đi trên cao, 16.18 km đi ngầm ). Gồm 32 ga ( 18 ga trên cao, 14 ga ngầm ).
Tuyến sẽ có 2 trạm depot chính:
Dự án sẽ được đầu tư (dự kiến): ODA, PPP... Hiện dự án đang được sở GTVT xem xét.
Trục cao tốc Bến Lức - Long Thành nằm trong tổng thể cao tốc Bắc - Nam. Có chiều dài 57.8 km nối từ cao tốc Trung Lương, đường nối tại Xã Mỹ Yên (Bến Lức) nối đến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Hiện trục cao tốc đã triển khai hơn 70% khối lượng công trình và sẽ đi vào hoạt động trước 20km khoảng 2019, đoạn từ Bến Lức - Nguyễn Văn Tạo, Nhà Bè.
Cầu Cần Giờ sẽ được xây dựng từ khu vực hạ lưu phà Bình Khánh hiện hữu, vượt sông Soài Rạp và nối Cần Giờ - Nhà Bè. Cây cầu có ý nghĩa khai thác tiềm năng du lịch biển của Thành Phố, phát triển giao thông vận tải thuận lợi và hiệu quả.
Cầu Cần Giờ bắt đầu từ trục 115B Nguyễn Lương Bằng vượt đường Nguyễn Bình, sông Soài Rạp đến Cần Giờ. Sau đó hướng tuyến rẽ về hướng Đông, đi song song đường điện 220KV, vượt tiếp sông Chà và kết nối đường Rừng Sác.
Mặc dù hạ tầng Nhà Bè đã có đề án trong nhiều năm, nhưng trong khoảng 2 - 3 năm gần đây mới bắt đầu triển khai và sẽ tiếp tục triển khai từ cuối 2019 để giải quyết các kết nối quan trọng cho khu vực. Nhờ thế, thị trường Nhà Bè vẫn còn rất nhiều cơ hội cho giới đầu tư, nhất là trong phân khúc nhà liền thổ, đất nền Nhà Bè.
Như hiện tại, SunlandSG cũng đang phát triển 1 dự án đất nền được đánh giá tốt tại trục Huỳnh Tấn Phát, Đào Tông Nguyên. Dự án The Sun Residence có lợi thế là pháp lý sổ riêng từng lô, xây dựng tự do và diện tích phù hợp từ 50 - hơn 100 m2 1 nền. Cùng với đó, khách hàng sẽ có nhiều phương án để vay với tỉ lệ vay tối đa từ 60 - 80% giá trị trong 20 năm. Lãi suất vay cũng rất tốt, khi khách hàng có nhiều lựa chọn như 6.99%/năm hoặc vay ưu đãi lãi 1 năm, 2 năm tùy vào chương trình tùy ngân hàng.