Thông Tin Cần Biết

TP. HCM: Sáp nhập 3 quận thành lập thành phố phía Đông

14h - 04/06/2020

TP. HCM dự kiến sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để thành lập thành phố phía Đông với quy mô hơn 1 triệu dân. “Thành phố phía Đông” là ý tưởng mang tầm chiến lược quốc gia, có thể tạo ra các làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0. 

 

QUAN TÂM THÔNG TIN VÀ CẦN TƯ VẤN CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN CỰC "HOT" KHU ĐÔNG TP.HCM

LIÊN HỆ NGAY SUNLANDSG 0938 779 660

Sở Nội vụ TP.HCM vừa trình Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM phương án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 - 2021 với một số điều chỉnh trên cơ sở nội dung buổi làm việc của Chính phủ với TP.HCM ngày 08/05/2020. Cụ thể, giữ nguyên phương án sắp xếp đối với 19 đơn vị hành chính cấp phường và bổ sung phương án sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức để thành lập đơn vị hành chính tạm gọi là thành phố phía Đông trực thuộc TP.HCM.

Sở Nội vụ cho biết thành phố giữ vai trò trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị hạt nhân của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò hỗ trợ, liên kết với các đô thị khác trong Vùng để cùng phát triển. Đây cũng là thành phố đa dân tộc, đa tôn giáo, yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn và phát triển kinh tế - xã hội rất cao. Việc thành lập thành phố phía Đông nhằm mục tiêu xây dựng khu đô thị sáng tạo, tương tác cao nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có như các khu đại học (đào tạo bậc cao), Khu công nghệ cao (sản xuất tiên tiến), Khu đô thị mới Thủ Thiêm (trung tâm tài chính và kinh doanh) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng...).

Mặt khác, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung ở khu vực này đã và đang được hoàn thiện như Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Phạm Văn Đồng. “Việc sáp nhập 3 quận và hình thành thành phố phía Đông để trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế, với mũi nhọn là ngành kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ”, Sở Nội vụ cho biết.

Về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, cả 3 quận đều đạt 100% tiêu chuẩn dân số và diện tích. Sau khi sáp nhập 3 quận này sẽ hình thành đơn vị hành chính là thành phố phía Đông trực thuộc TP HCM, có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1 triệu người, diện tích tự nhiên gần 212 km2; có 34 đơn vị hành chính phường trực thuộc (gồm 9 phường còn lại sau khi sắp xếp của quận 2; 13 phường của quận 9 và 12 phường của quận Thủ Đức).

Như vậy dự kiến sau khi sáp nhập, TP.HCM giảm từ 24 xuống còn 22 quận, huyện (gồm 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện); giảm từ 322 xã, phường, thị trấn xuống còn 312 phường, xã, thị trấn (gồm 249 phường, 58 xã và 5 thị trấn).

Bên cạnh đó, việc quy hoạch Khu đô thị sáng tạo, tương tác phía Đông TP cũng phù hợp với định hướng phát triển không gian Vùng TP HCM được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 2076/2017 và các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 950/2018 về Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030. Khu đô thị này hình thành sẽ là tiểu vùng đô thị trung tâm, là hạt nhân để dẫn đầu và thúc đẩy phát triển kinh tế TP và khu vực phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0), dựa trên các trụ cột có sẵn là Khu Công nghệ cao ở quận 9, ĐHQG TP HCM ở quận Thủ Đức và khu đô thị mới Thủ Thiêm ở quận 2. Nơi đây sẽ đầy đủ hơi thở cuộc sống, hiệu quả hướng tới là phát triển kinh tế TP ngày càng chất lượng, đúng hướng.

Nỗ lực phát triển khu đô thị sáng tạo của TP. Hồ Chí Minh cũng là nỗ lực để giải quyết các vấn đề đô thị, trên cơ sở kết nối và tận dụng các nguồn lực. Mỗi ý tưởng được đề xuất ở trong khu đô thị sẽ tạo ra giá trị mới, cơ hội mới cho các ngành kinh tế của khu vực, của vùng. Qua đó tạo ra nhiều việc làm có chất lượng hơn, sáng tạo hơn, thu nhập tốt hơn; hạ tầng được nâng cấp và thêm không gian xanh sẽ có môi trường trong lành hơn... Không chỉ người dân ba quận (2, 9, Thủ Đức) hưởng lợi trực tiếp từ việc được đầu tư, khu đô thị còn giúp TP có nền kinh tế phát triển hơn, đáng sống hơn.

Sự ủng hộ của Thủ tướng đối với việc thành lập “Thành phố phía Đông”, không chỉ có ý nghĩa tạo động lực đối với chính quyền, trong lộ trình triển khai từ nay đến năm 2021, mà còn tăng niềm tin của người dân, nhà đầu tư đối với sự phát triển của khu Đông trong giai đoạn mới.

Thực tế, thông tin Thủ tướng ủng hộ việc thành lập “Thành phố phía Đông”, ngay lập tức đã có hiệu ứng với thị trường bất động sản khu Đông. Điển hình như các dự án nhà phố có lượng khách hàng tìm hiểu tăng vọt, dù mức giá sắp công bố dự kiến tăng 5 - 10%. Theo các chuyên gia, việc thành lập “Thành phố phía Đông” sẽ tác động tích cực đối với bất động sản khu vực này. Trong đó, nhà phố, biệt thự là phân khúc được hưởng lợi nhiều nhất. Đây vốn là phân khúc đang khan hiếm nguồn cung và có tiềm năng tăng giá ổn định, phù hợp với chiến lược đầu tư lâu dài. Mặt khác thông tin ngân hàng giảm lãi suất huy động thời gian gần đây cũng thúc đẩy tâm lý chuyển từ tiền gửi tiết kiệm sang đầu tư bất động sản.

QUAN TÂM THÔNG TIN VÀ CẦN TƯ VẤN CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN CỰC "HOT" KHU ĐÔNG TP.HCM

LIÊN HỆ NGAY SUNLANDSG 0938 779 660

Tin khác

Hỗ trợ skype
0938 779 660