So Sánh Giá Trị Pháp Lý Hợp Đồng Mua Bán Và Hợp Đồng Góp Vốn

Thông Tin Cần Biết

So Sánh Giá Trị Pháp Lý Của Hợp Đồng Mua Bán Và Hợp Đồng Góp Vốn

11h - 07/04/2021

 

1. Định Nghĩa Cơ Bản Về 2 Loại Hợp Đồng

  • Hợp đồng mua bán bất động sản: Là hợp đồng thoả thuận giữa bên bán và mua bất động sản. Theo đó bên bán sẽ giao tài sản của mình cho bên mua và nhận tiền mua bán, còn bên mua sẽ nhận tài sản từ bên bán và chi trả tiền cho bên bán tài sản. Trong bất động sản thường là người mua với chủ đầu tư dự án
  • Hợp đồng góp vốn bất động sản: Là hợp đồng kêu gọi vốn đầu tư của chủ đầu tư để thực hiện hoạt động xây dựng hoặc kinh doanh bất động sản đó.Hợp đồng này thể hiện quyền sở hữu của bên góp vốn đối với một phần của dự án và khẳng định hình thức, giá trị của phần vốn góp đó.

Hợp Đồng Mua Bán Và Hợp Đồng Góp Vốn

 

2. Bản Chất Của Hợp Đồng Mua Bán Và Hợp Đồng Góp Vốn

2.1 Bản Chất Của Hợp Đồng Mua Bán Bất Động Sản

Bản chất của hợp đồng mua bán là sự trao đổi tài sản giữa chủ đầu tư và khách hàng. Khách hàng có tiền, chủ đầu tư có tài sản. 2 bên giao dịch với giá bán đã được thoả thuận từ trước. Các bên sẽ có nghĩa vụ cũng như quyền lợi được quy định trong hợp đồng. Bên khách hàng sẽ nhận được tài sản và chi trả tiền cho bên chủ đầu tư. Bên chủ đầu tư có nghĩa vụ bàn giao lại tài sản cho khách hàng và nhận tiền.

Đối tượng của hợp đồng mua bán là các tài sản được pháp luật công nhận và cho phép. Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền sử dụng tài sản thì phải có giấy tờ liên quan hoặc các bằng chức xác thức về quyền sử dụng tài sản đó

Bên trong hợp đồng mua bán có thể thoả thuận các điều khoản về: Chất lượng tài sản,  giá và phương thức thanh toán tài sản đó,  Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán, địa điểm bàn giao tài sản, phương thức bàn giao tài sản đó, trách nhiệm giao tài sản giữa các bên, trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng, thời điểm chịu rủi ro….

Bản Chất Hợp Đồng Mua Bán Bất Động Sản

 

2.2 Bản Chất Của Hợp Đồng Góp Vốn Bất Động Sản

Hợp đồng góp vốn bản chất là việc huy động vốn từ bên ngoại để duy trì các hoạt động. Đối với bất động sản hợp đồng góp vốn là sự đóng góp của khách hàng cho chủ đầu tư để thực hiện dự án bất động sản. Khách hàng sẽ nhận được giá trị của phần góp vốn, thường sẽ là bất động sản khi dự án hoàn thành.

So sánh với hợp đồng mua bán thì hợp đồng góp vốn có tính chất pháp lý thấp hơn. Theo đó đối với hợp đồng mua bán thì chủ thể có bất động sản cần có giấy tờ chứng minh sở hữu. Tức bất động sản đã phải hiện hữu và được công nhận. Nhưng hợp đồng góp vốn giống như việc thoả thuận để cùng xây dựng bất động sản đó. Tức bất động sản đó có thể vẫn chưa được hình thành hoặc đang trong quá trình xây dựng một phần.

Bản Chất Hợp Đồng Góp Vốn Bất Động Sản

 

3. Lời Khuyên Cho Các Khách Hàng Bất Động Sản

Việc tìm hiểu về vấn đề pháp lý bất động sản sẽ giúp khách hàng trành được nhiều rủi ro khi mua bán bất động sản.

Khách nên chọn các dự án bất động sản kỳ được hợp đồng mua bán giữ khách hàng và chủ đầu tư. Những dự án ký hợp đồng góp vốn sẽ tồn tại nhiều rủi ro hơn. Cụ thể:

  • Thường mang bất lợi cho khách hàng: Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của hai bên mua bán, tuy nhiên với hợp đồng này góp vốn thường thì các chủ đầu tư sẽ soạn sẵn mẫu hợp đồng để khách hàng ký, người mua cũng gần như không có cơ hội để tham khảo luật cũng như tham khảo các ý kiến của chuyên gia. Khi soạn sẵn hợp đồng như vậy thường một là các điều khoản rất lỏng lẻo và thường mại lại lợi ích nhiều cho chủ đầu tư. Một khi tranh chấp xảy ra, khách hàng hoàn toàn là người bất lợi do đã ký vào hợp đồng trước đó
  • Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ: Khuôn khổ pháp lý về kinh doanh bất động sản dưới hình thức ký kết các hợp đồng góp vốn này chưa được hoàn chỉnh khiến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chưa được chặt chẽ, đặc biệt là các khách hàng có nhu cầu đầu tư hoặc mua nhà để ở. Đôi khi có những dự án thiếu vốn có thể chậm trễ tới 10 năm. Khách hàng mua phải bất động sản sẽ không thể xây nhà hoặc sử dụng các tiện ích bên trong dự án.Với bản chấp là sự huy động vốn và huy động cổ phần, khách hàng có thể tiềm ẩn những rủi ro mất trắng hoặc không nhận được bất động sản khi chủ đầu tư gặp trục trặc.
  • Không quy định nhiều trách nhiệm của chủ đầu tư: Hợp đồng góp vốn sẽ theo dạng phân chia lợi nhuận sau khi dự án hoàn thành. Vậy nên khi dự án bất động sản gặp bất lợi. Các điều khoản sẽ xu hướng về lợi nhuận mà các bên nhận được chứ không phải là thiệt hại các bên phải nhận.
  • Rủi ro khi hợp đồng vô hiệu: Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên hoàn trả những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Do dự án vẫn chưa được triển khai xây dựng hoặc chỉ là bãi đất trống, người bất lợi nhất vẫn là khách hàng, khi tài sản chưa được thành lập. Chủ đầu tư chỉ phải hoàn trả lại khoản tiền ứng trước của khách hàng khi góp vào dự án. Rất khó có thể đo lường chính xác thiệt hại của các bên, nhưng có thể dễ dàng thấy khách hàng luôn ở tư thế bất lợi. Đồng thời khoản tiền mà khách hàng đầu tư vào sẽ không sinh lời trong thời gian chưa phát sinh lỗi hợp đồng.

Lời Khuyên Cho Khách Hàng Mua Bất Động Sản

 

QUAN TÂM THÔNG TIN CHI TIẾT CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

LIÊN HỆ SUNLANDSG: 0938 779 660

>>> Quan Tâm Các Dự Án Khác Tại: https://sunlandsg.vn/​

Tin khác

Hỗ trợ skype
0938 779 660