Danh mục bài viết
1. Lộ giới là gì?
2. Chỉ giới đường đỏ là gì?
3. Chiều rộng lộ giới là gì?
4. Khoảng lùi công trình là gì?
5. Các quy chuẩn pháp luật về lộ giới
6. Xây dựng bất động sản trên lộ giới thì xử phạt như thế nào?
7. Cách xác định lộ giới của một lô đất
Các toà nhà cao tầng, sang trọng và hiện đại có lẽ là hình ảnh không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đâu phải muốn xây các toà nhà chọc trời là chủ đầu tư có thể làm được ngay. Lý do là bởi họ cần tuân thủ quy định về lộ giới.
Thế nhưng bạn đã hiểu lộ giới là gì, và phải làm thế nào để xác định lộ giới. Bài viết sau sẽ giúp các bạn làm rõ khái niệm này.
Lộ giới là điểm cuối chiều rộng của một con đường, tính từ tim đường sang hai bên (vì còn khoảng lưu thông từ mép đường đến điểm chỉ lộ giới).
Để xác định lộ giới, người ta thường cắm các cọc lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi các mốc lộ giới.
Lộ giới còn được gọi là chỉ giới đường đỏ.
Chỉ giới đường đỏ được hiểu là đường ranh giới được xác định trên bản đồ thể hiện quy hoạch và trên thực địa. Chỉ giới đường đỏ dùng để phân chia ranh giới giữa phần đất được cho phép xây dựng công trình, và phần đất dành cho công trình đường giao thông, hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, hay không gian công cộng khác theo quy định tại Điều 3 Luật xây dựng hiện hành.
Chiều rộng lộ giới là khoảng cách từ tâm đến điểm cuối cùng của đường lộ giới. Khi xây dựng, chiều cao tối đa của công trình cũng được quy định phụ thuộc vào lộ giới.
Chiều cao tối thiểu được quy hoạch để đồng bộ với khu dân cư. Ở đô thị, lộ giới được xác định là phần đất dành làm đường giao thông đô thị bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường, vỉa hè.
Chỉ giới xây dựng là gì?
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép thi công nhà, công trình trên đất đó. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép thi công sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất) hoặc lùi vào so với chỉ giới đường đỏ nếu công trình phải thi công lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).
Khi xây dựng công trình, không có bộ phận nào được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ nhưng sẽ có trường hợp được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng như sau:
Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. Khoảng lùi của công trình so với lộ giới hay chỉ giới xây dựng của công trình tùy thuộc việc tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc.
Bảng xác định khoảng lùi công trình
Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét:
Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 19m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
Trường hợp 2: Công trình cao từ 19-22m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
Trường hợp 3: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 4m.
Trường hợp 4: Công trình cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét:
Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 22m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
Trường hợp 2: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
Trường hợp 3: Công trình cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên:
Trường hợp 1: Công trình thấp hơn 25m sẽ không phải cách mốc lộ giới.
Trường hợp 2: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Sẽ có những trường hợp lộ giới của tuyến đường, hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Trong các tình huống này, cơ quan chức năng sẽ xem xét và phụ thuộc vào diện tích của mảnh đất đăng ký xây dựng công trình để giải quyết.
Ở nơi tập trung dân, thị trấn, huyện, xã: cứ 100m cắm 1 cột mốc giới lộ.
Đường qua khu vực ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 500 mét đến 1000 mét.
Ở nơi có địa hình hiểm chở chỉ cắm ở một số điểm sao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được hành lang an toàn đường bộ.
Các cột mốc giới chỉ giúp tạo ra một hành lang cảnh báo người dân không được xây dựng công trình kiên cố nằm trong phạm vi các mốc giới chỉ. Nhờ đó giúp việc mua bán hay cấp quyền sử dụng đất sẽ diễn ra rõ ràng không vướng mắc quy định quy hoạch hay đền bù, tranh chấp, kiện tụng.
Nếu bản vẽ xây dựng, hoặc hiện trạng xây dựng vi phạm lộ giới đường, cơ quan Nhà Nước sẽ không cấp giấy phép xây dựng cho những bản vẽ vi phạm lộ giới. Nếu cố tình vi phạm, sẽ bị phạt và yêu cầu phá bỏ công trình trong phần lộ giới, cuối cùng là cưỡng chế phá dỡ.
Mức phạt tối đa khi vi phạm lộ giới là 60 triệu đồng và được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017. Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị buộc phải phá dỡ công trình vi phạm, bị cưỡng chế phá dỡ, đồng thời nếu sau khi đã lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt với mức từ 50.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng theo Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017.
7. Cách xác định lộ giới của một lô đất
Bước 1: Nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới hay các biển báo liên quan đến lộ giới mà nhà nước cắm ở hai bên đường.
Bước 2: Từ vị trí của cột mốc lộ giới xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang hai bên.
Bước 3: Từ lộ giới đó chúng ta đi xác định khoảng lùi phù hợp với tuyến đường xây dựng và quy hoạch của cơ quan nhà nước.
Bước 4: Sau khi đã xác định được khoảng lùi của công trình, bạn sẽ được chỉ giới xây dựng, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.
Nói tóm lại, lộ giới là lưu ý rất quan trọng khi tiến hành xây dựng các công trình. Bạn cần hiểu rõ các quy định về lộ giới, để không gặp phải các tranh chấp, kiện tụng không đáng có do không nắm rõ lộ giới là gì.
Vừa rồi là những kiến thức, định nghĩa về lộ giới, những quy định pháp luật về lộ giới. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích trong quá trình xây và thi công các công trình.
Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu mua chung cư, hoặc biệt thự, nghỉ dưỡng…, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0938.779.660 để được tư vấn trực tiếp ngay nhé.