Góc chia sẻ

Làm sao để tách và gộp sổ đỏ đúng trình tự luật pháp?

21h - 20/05/2021

Danh mục bài viết

1. Điều kiện tách và gộp sổ đỏ
2. Hồ sơ tách và gộp sổ đỏ gồm có những gì?
3. Trình tự thực hiện việc tách và gộp sổ đỏ
4. Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính tách sổ đỏ và gộp sổ đỏ
5. Những loại thuế, phí phải nộp khi tách và gộp sổ đỏ

Tách hoặc gộp sổ đỏ là một trong những thủ tục nhà đất mà hầu hết ai cũng phải một lần cần đến. Tuy nhiên, liệu bạn đã nắm rõ quy trình thực hiện thủ tục này sao cho hợp pháp luật? 

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ các điều kiện, cùng giấy tờ cần có thể có thể tách, gộp sổ đỏ một cách thuận lợi nhất.

1. Điều kiện tách và gộp sổ đỏ

Dưới đây là những điều kiện tách và gộp sổ đỏ, được trích dẫn từ luật Đất đai, cụ thể:

Theo luật Đất đai năm 2013, quy định rõ trong điều 143, 144 về điều kiện tách và gộp sổ đỏ khu vực nông thôn và đô thị:

Đất tại khu vực nông thôn: 

Do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống như vườn, ao, chuồng…trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy định sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn cũng như diện tích tối thiểu được tách Sổ đỏ & gộp Sổ đỏ đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán của địa phương điều này cho UBND cấp tỉnh quy định.

Đất ở tại đô thị: 

Điều kiện bao gồm để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. 

Đất ở tại đô thị được bố trị đồng bộ, sử dụng cho mục đích xây dựng công trình công cộng, công trình sự nghiệp, an ninh, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị.

2. Hồ sơ tách và gộp sổ đỏ gồm có những gì?

Theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Khoản 11 Điều 9 quy định để thực hiện thủ tục, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

Các văn bản cần thiết trong thủ tục:

Trường hợp tách Sổ đỏ & gộp Sổ đỏ do nhận quyền sử dụng đất quy định tại điểm k và điểm l khoản 1 Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì phải có thêm một trong các loại văn bản gồm:

  • Biên bản về kết quả hoà giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận.
  • Thoả thuận xử lý nợ theo hợp đồng thế chấp, bảo lãnh.
  • Quyết định hành chính giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.
  • Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật.
  • Văn bản về việc chia tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với hộ gia đình hoặc nhóm người có quyền sử dụng đất chung.
  • Quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức.
  • Văn bản về việc chia tách hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật.
  • Số lượng: 01 bộ hồ sơ
  • Địa điểm nộp: Phòng Tài nguyên và Môi trường.

3. Trình tự thực hiện việc tách và gộp sổ đỏ

Trình tự thực hiện việc tách và gộp sổ đỏ gồm 2 bước, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ gồm đơn đề nghị tách Sổ đỏ & gộp Sổ đỏ, bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp và nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính.

Trường hợp hợp thửa không phải trích đo địa chính:

Ngay trong ngày nhận được hồ sơ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp tách Sổ đỏ & gộp Sổ đỏ mà phải trích đo địa chính:

Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích đo địa chính thửa đất mới tách hoặc mới hợp thửa, làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đến sở Tài nguyên và Môi trường.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi GCNQSD đất đã cấp cho thửa đất cũ, đồng thời có trách nhiệm trình UBND tỉnh ký Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình, UBND tỉnh xem xét, ký và gửi Giấy chứng nhận cho sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Trong ngày nhận được Giấy chứng nhận đã ký, chấp thuận từ UBND tỉnh hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

Trao bản chính Giấy chứng nhận thửa đất mới cho người sử dụng đất.

Gửi bản lưu Giấy chứng nhận đã ký, bản chính Giấy chứng nhận đã thu hồi hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai đã thu hồi.

Thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính tách sổ đỏ và gộp sổ đỏ

Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính tách và gộp sổ đỏ là không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ. Cụ thể:

Theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trong đó điểm đ khoản 2 Điều 61 quy định rõ hồ sơ hợp lệ thì thời gian thực hiện thủ tục tách Sổ đỏ & gộp Sổ đỏ là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận. 

Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các vùng có điện kiện kinh tế – xã hội khó khăn như các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.

5. Những loại thuế, phí phải nộp khi tách và gộp sổ đỏ

Liệu tách và gộp sổ đỏ có mất phí hay không, nếu có thì khoản phí đó là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2001 trong khoản 1 Điều 4 quy định rõ việc tách Sổ đỏ & gộp Sổ đỏ giữa những người có quan hệ trong gia đình như vợ với chồng; giữa con đẻ và bố mẹ đẻ; con nuôi với cha mẹ nuôi; anh, chị, em ruột với nhau… là thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Khi thực hiện thủ tục phải nộp lệ phí trước bạ nhà đất được tính bằng 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tách thửa theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP.

Nếu bạn còn quan tâm đến các thông tin các về luật đất đai, vui lòng gọi 0938.779.660 để được tư vấn thêm.

Tin khác

Hỗ trợ skype
0938 779 660