Trong quá trình mua nhà, chắc chắn rằng ai cũng sẽ thấy cụm từ Nhà vi bằng, đặc biệt rất phổ biến trên các tin rao vặt trên các website mua bán nhà. tuy nhiên không phải ai cũng biết vi bằng hay thừa phát lại lập vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng như thế nào?
Trong bài viết này, Sunland Sài Gòn Team sẽ giải thích để quý khách có thể nằm rõ về khái niệm vi bằng việc có nên mua nhà Vi bằng hay không?
Danh mục bài viết
1. Vi bằng là gì?
2. Thừa phát lại là gì?
3. Mua nhà Vi bằng là gì? Có nên mua nhà Vi bằng?
3.1. Mua nhà Vi bằng là gì?
3.2. Có nên mua nhà Vi bằng không?
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, âm thanh, video kèm theo nếu cần.
Trong khoản 3, điều 2, Nghị định 135/2013/NĐ-CP Vi bằng do thừa pháp lại lập, ghi nhận lại hình vi, sự kiện được dùng làm chứng trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Vi bằng chỉ ghi nhận những hành vi, sự kiện Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp một cách khách quan, trung thực.
Trong các trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng trong quá trình lập Vi bằng. Các tài liệu đó cũng có gia trị chứng cứ, nếu các bên phát sinh tranh chấp liên quan tới việc lập Vi bằng.
Việc lập Vi bằng rất quan trọng trong các cuộc mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Quá trình này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ mà không chứng nhận những giao dịch mua bán nhà đất của các bên.
Theo Điều 28 nghị định 61/2009/NĐ-CP đã quy định giá trị pháp lý do Thừa phát lại lập có những giá trị rất lớn và cao hơn vai trò của người làm chứng hành vi mua bán bằng lập Vi bằng.
Tuy nhiên, Vi bằng không có giá trị thay thế cho bản công chứng. Bởi nó chỉ có thể làm chứng cứ, chứng minh các bất đồng phát sinh trong các trường hợp mua bán.
Việc lập Vi bằng sẽ giúp Toà án có thêm căn cứ giải quyết vụ việc. Chính vì điều này, Vi bằng được xem như chứng cứ hữu ích để bạn lấy lại lợi ích, nếu chẳng may xảy ra tranh chấp mua bán, hoặc vướng vào những vụ việc khó xử.
Các trường hợp lập Vi bằng bao gồm:
Thừa phát lại có quyền lập Vi bằng đối với các sự kiện, hành vi được cho là cần thiết theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, đời tư thì không được phép.
Vi bằng chỉ hợp lệ khi Thừa phát phải gửi nó tới Sở Tư Pháp.
Thừa phát lại chỉ được Nhà nước trao quyền để làm các công việc theo quy định sau:
Một vài yêu cầu của Vi bằng, thừa phát lại gồm có:
Theo Điều 502 – Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 167 – Luật Đất đai năm 2013, giao dịch mua bán nhà đất được xác lập thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên dựa trên quy định của pháp luật.
Đối với điều kiện để người sử dụng đất được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà:
Mua bán nhà đất bằng lập vi bằng:
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 08/2020/ND-CP thì Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là do văn phòng Thừa phát lại lập.
Khi thực hiện giao dịch dân sự mua bán nhà đất, lập Vi bằng thường liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với các trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp lệ được pháp luật công nhận.
Thừa phát lại không được nhà nước trao quyền công chứng. Do đó, bán nhà theo hình thức lập Vi bằng công chứng Thừa phát lại là khái niệm trái luật.
Những thuật ngữ như “vi bằng công chứng Thừa phát lại” hay “công chứng Thừa phát lại” không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là một cách dùng từ sai nhằm mục đích thuyết phục khách hàng về sự đảm bảo pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia.
Nếu cố tình mua nhà Vi bằng, bạn có thể sẽ phải chịu những rủi ro sau:
Rủi ro, hạn chế trong việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng… của chủ nhà mới: Chính vì không có giá trị pháp lý, nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do đó, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.
Khó khăn khi thực hiện các thủ tục pháp lý.
Nhà ở có thể là tài sản thế chấp tại ngân hàng: Rất nhiều trường hợp, đối tượng xấu lừa đảo khách hàng mua nhà bằng cách vẫn lập Vi bằng chuyển nhượng nhà, đất, nhưng tài sản đó đã thế chấp ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác dẫn đến phát sinh tranh chấp.
Nói tóm lại, việc mua bán hoặc chuyển nhượng nhà đất bằng Vi bằng ẩn chứa rất nhiều rủi ro, và bên bị thiệt thòi thông thường là bên mua.
Nếu bạn nhất định phải thực hiện giao dịch mua bán bằng hình thức Vi bằng, tốt nhất hãy tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ càng, tham khảo tư vấn của pháp luật để hạn chế tối đa các tranh chấp, rủi ro, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho mình nếu chẳng may xảy ra tranh chấp.