Góc chia sẻ

Khu đô thị Nam Sài Gòn ( Nam Thành Phố): Quy Hoạch & Định Hướng

11h - 05/11/2019

Bên cạnh khu trung tâm đang ngày một dày hơn và đông đúc hơn, Thành Phố đã bắt tay vào việc quy hoạch các hướng đô thị vệ tinh, và đây đang trở thành lựa chọn đúng đắn trong nhiều năm qua.

Quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn, hay có tên khác là Quy hoạch khu đô thị Nam Thành Phố là một trong những quy hoạch trọng điểm đó. Đề án cũng nằm trong tổng thể ba khu đô thị vệ tinh lớn, với những cái tên vô cùng quen thuộc như sau:

  • Quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm.
  • Quy hoạch khu đô thị Tây Bắc Thành Phố, huyện Củ Chi.

So với 2 quy hoạch kia, thì quy hoạch khu đô thị Nam Thành Phố đã được triển khai từ lâu. Với trọng tâm là khu đô thị Phú Mỹ Hưng, mở rộng ra một phần các khu vực lân cận khu dân cư Bình Chánh, Quận 8 và Nhà Bè. 

Tuy là một khu đô thị quan trọng, có nhiều ý nghĩa với Thành Phố nhưng 4 – 5 năm nay khu đô thị Nam Sài Gòn luôn vấp phải những hạn chế đáng tiếc, thấy rõ như:

  • Nguồn vốn đầu tư: từ đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, công trình dân sinh vẫn chưa được đáp ứng như kỳ vọng. Phần lớn ngân sách Thành Phố trong nhiều năm qua tập trung cho khu Đông là chính.
  • Sức hút đối với các chủ đầu tư: thị trường khu đô thị Nam Sài Gòn cũng trầm lắng hơn khu Đông rất nhiều, trừ Phú Mỹ Hưng ra thì các thị trường lân cận đều chưa thật sự thu hút nhiều khách hàng.
  • Bất tiện khi đi lại: kết nối của khu đô thị Nam Sài Gòn rất tốt trong nội khu, nhưng kết nối ra ngoài với các khu dân cư khác như trung tâm, các tỉnh lân cận thì rất khó khăn, thường xuyên ùn tắc.
  • Nhiều dự án tiêu biểu vẫn án binh bất động: các dự án lớn như phần còn lại của khu đô thị Nam Sài Gòn, Mũi Đèn Đỏ, GS Metro Nhà Bè hay khu đô thị Hiệp Phước vẫn án binh bất động trong nhiều năm qua.

Nhưng các hạn chế trên sẽ từng bước được tháo gỡ từ 2019, khi khu đô thị Nam Sài Gòn sẽ là quy hoạch trọng tâm và được chú trọng phát triển nhất, giai đoạn tới 2025.

Tổng thể quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố)

Nằm ở phía Nam Thành Phố, quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố) lấy trục Nguyễn Văn Linh (dài 17.8 km) làm trọng tâm phát triển. Với hai đầu ranh giới kéo dài từ khu chế xuất Tân Thuận đến Quốc Lộ 1A đi miền Tây.

Tổng thể quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố)

Các thông tin cơ bản của quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố)

  • Quy mô: 2.965 ha.
  • Trục đường xương sống: dài 17.8 km, lộ giới 120m rộng 10 làn xe.
  • Phân khu chức năng: 22 phân khu, trải dài từ quận 7, quận 8, Bình Chánh.
  • Các mô hình sẽ triển khai: trung tâm tài chính - thương mại, dịch vụ, công nghiệp sạch. Đi kèm đó là khoa học, văn hóa - giáo dục - y tế, nghỉ ngơi - vui chơi và các loại hình dân cư.
  • Quy mô dân số: từ 500.000 người (con số của quy hoạch cũ).

Đồ án quy hoạch tổng thể khu đô thị mới Nam Sài Gòn do ba công ty kiến trúc đô thị hợp tác thực hiện. Là Skidmore, Owings& Merrill (SOM-San Francisco, Mỹ), Công ty Koetter, Kim & Associates (Boston) và Kenzo Tange Associates (Nhật Bản) thiết kế.

Bản thiết kế đề án khu đô thị Nam Sài Gòn đã đoạt 04 giải thưởng về quy hoạch, kiến trúc đô thị lớn ở các giải đề cử quốc tế trong nhiều năm như:

  • 1995: giải thưởng kiến trúc đô thị lần thứ 42 của Tạp chí Kiến trúc Tiến Bộ - Mỹ.
  • 1997: giải thưởng Danh dự của viện kiến trúc Mỹ về thiết kế đô thị.
  • 2011: giải thưởng Residential Developments: Silver MIPIM Asia.
  • 2012: chiến thắng giải Global Award for Excellence Urban Land Institute (ULI).

Thời điểm đầu triển khai, khu A là trung tâm Phú Mỹ Hưng. Ngày nay, Phú Mỹ Hưng đã gặt hái được rất nhiều thành tựu, danh tiếng đáng nể. Phú Mỹ Hưng được xem là nơi có quy hoạch kiểu mẫu, bài bản, là nơi đáng sống nhất của Thành Phố. Quan trọng hơn, tổng thể cũng trở thành đô thị kiểu mẫu của thị trường trong nhiều năm qua.

Một góc khu đô thị Phú Mỹ Hưng ngày nay

Tổng thể khu quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn có diện tích tự nhiên 2.975 ha. Gồm 3 khu vực tổ chức song song với nhau và lấy trục Nguyễn Văn Linh làm trục phát triển.

  1. Phía Bắc đường Nguyễn Văn Linh: dãy công viên cây xanh đậm nét văn hóa, gồm công viên, khu thể dục thể thao và làng đại học Nam Sài Gòn.
  2. Phía Nam đường Nguyễn Văn Linh: vành đai bảo tồn môi trường thiên nhiên.
  3. Trục xuyên tâm Nguyễn Văn Linh: triển khai dãy đô thi hiện đại, đồng bộ.

Ý nghĩa quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố)

Là một phần quan trọng trong chuỗi các đề án mở rộng - phát triển Thành Phố, quy hoạch mang nhiều ý nghĩa, như:

  • Xây dựng, phát triển và mở rộng đô thị Thành Phố hướng ra biển Đông.
  • Thực hiện chính sách giãn dân, giải tỏa áp lực lên trung tâm Thành Phố.
  • Tăng kết nối mạng lưới giao thông xuyên tâm Thành Phố, Vành Đai nhằm tăng cường lưu thông hàng hóa và kết nối cộng đồng.
  • Tạo kết nối giữa các khu đô thị, công nghiệp của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hình thành chùm đô thị và khu công nghiệp "vùng kinh tế trọng điểm phía Nam".

Tổng thể quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn cũng là một phần trong tổng thể chuỗi các đề án liên quan sau: xây dựng khu chế xuất Tân Thuận, nhà máy điện Hiệp Phước, khu công nghiệp Hiệp Phước, khu đô thị cảng Hiệp Phước,...

Các khu chức năng & định cư khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố)

Trong tổng thể quy hoạch khu đô thị Nam Thành Phố, có tổng cộng 22 phân khu khác nhau. Được Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 749/TTg ngày 8/12/1994 và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch theo quyết định số 5080/QĐ-UB-QLĐT ngày 04/09/1999.

Chi tiết các phân khu chức năng khu đô thị Nam Thành Phố cũng được liệt kê rõ ràng trên website tổng của ban quản lý khu Nam, khách hàng quan tâm có thể xem qua bài viết.

Kèm theo đó, là 5 khu định cư mới với tổng diện tích 250ha như sau:

1/ Tân Quy Đông

  • Diện tích: 18,60ha.
  • Địa điểm: ấp 1, xã Tân Quy Đông, quận 7.
  • Ghi chú: Ngã 3 Lộ 1 và hương lộ 34.

2/Phước Kiểng

  • Diện tích: 65ha.
  • Địa điểm: Ấp 3 và 5, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè.
  • Ghi chú: cách lộ 34 khoảng 78m.

3/Bình Hưng

  • Diện tích: 36.50ha.
  • Địa điểm: Ấp 1, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.
  • Ghi chú: giáp ranh với Quận 8 & Tỉnh Lộ 50.

4/Phong Phú

  • Diện tích: 80ha.
  • Địa điểm: xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.
  • Ghi chú: giáp hương lộ 7 và đường đất cấp phối Tân Liêm.

5/An Phú Tây

  • Diện tích: 47ha.
  • Địa điểm: Ấp 2, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh.
  • Ghi chú: Phía Tây Rạch Già.

Các công trình giao thông trọng điểm khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố) từ 2019

Toàn cảnh tiềm năng giao thông khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố)

  1. Nút giao Nguyễn Hữu Thọ & Nguyễn Văn Linh: thi công cuối 2019 - dự kiến hoàn thiện quý 2/2022. Vốn đầu tư: 830 tỷ đồng, đang triển khai.
  2. Nút giao Tân Thuận & Nguyễn Văn Linh: triển khai hầm chui giảm tải kẹt xe tại khu vực. Chưa triển khai.
  3. Mở rộng Nguyễn Văn Linh: sẽ tiếp tục mở rộng Nguyễn Văn Linh mỗi bên lên 2 lane. Chưa triển khai.
  4. Song Hành QL 50 - cầu Bình Tiên: kéo dài từ ngã 4 Tân Kim (Long An) đến Phạm Hùng, quận 8. Chưa triển khai.
  5. Mở rộng QL50: mở rộng từ đoạn Phạm Hùng - Cần Giuộc (Long An) dài 8.6km. Đang trong quá trình giải tỏa mặt bằng.
  6. Cao tốc Bến Lức - Long Thành: sẽ đưa vào hoạt động 1 giai đoạn cuối 2019, dự kiến thông toàn tuyến 2020. Đang triển khai.
  7. Metro số 4: kéo dài từ khu đô thị Hiệp Phước, Nhà Bè - Thạnh Xuân, Quận 12, vốn đầu tư dự kiến 97.000 tỷ đồng. Chưa triển khai.
  8. Monorail số 2: từ QL50 - Thủ Thiêm - khu đô thị Bình Quới, Hàn Quốc tài trợ 2.04 triệu USD nghiên cứu tính khả thi.
  9. Cầu Thủ Thiêm 4: nối Phú Mỹ Hưng - Thủ Thiêm dài 2.16km, vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng. Đang khởi động.

Quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố): Đánh giá từ SunlandSG

Nếu là một khách hàng dành nhiều thời gian cho thị trường khu Nam, đặc biệt là khu đô thị Nam Sài Gòn (Nam Thành Phố) và các dự án căn hộ Bình Chánhnhà phố Bình Chánh. Chắc hẳn các khách hàng sẽ nhận thấy những sự thay đổi từ 2017. Đó là:

  • Các công trình giao thông bắt đầu triển khai: ví dụ điển hình nhất là cao tốc Bến Lức - Long Thành, công trình nút giao Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh. Chưa kể các công trình trọng điểm khác như cầu Thủ Thiêm 4, mở rộng QL50, mở rộng Nguyễn Tất Thành, bến xe Miền Tây mới...
  • Nhiều đơn vị chủ đầu tư bắt đầu chọn khu vực: từ 2017, xuất hiện nhiều thương hiệu lớn đổ về thị trường như Nam Long, Khang Điền Bình Chánh, Tiến Phước, Keppel Land,...
  • Nhiều dự án trọng điểm tại khu vực: tiêu điểm trong 2 năm qua, có thể đề cập như Mizuki Park, khu dân cư Lovera Park, Lovera Vista hay Senturia Nam Sài Gòn. Tất cả các dự án đều là dự án trọng điểm của thị trường, và phần lớn tập trung ở thị trường nhà đất Bình Chánh.

Đi kèm đó, khu đô thị Nam Sài Gòn cũng có những lợi thế rất đáng quan tâm, đó là được đầu tư mạnh mẽ ở các tiện ích dịch vụ dân sinh. Các công trình từ trường học, bệnh viện quốc tế và trong nước, trung tâm thương mại, cảnh quan đều được đầu tư rất bài bản.

Tất cả các điều trên đang khai thông nhiều điểm chưa ổn của quy hoạch khu đô thị Nam Sài Gòn, vốn là điều nhức nhối trong nhiều năm qua. Đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội dành cho các khách hàng quan tâm bất động sản, với tiềm năng ngày càng rõ ràng và có xu hướng mở rộng ra các thị trường mới lân cận.

Tin khác

Hỗ trợ skype
0938 779 660